TỐI ƯU HOÁ TRANG WEB
Bạn có biết Google sắp xếp thứ hạng của từng trang web chứ không phải toàn bộ website. Sau khi đã thiết lập được danh sách từ khóa và tối ưu tổng thể website, bước tiếp theo bạn cần làm là tối ưu các yếu tố trên từng trang web (on-page), giúp trang web trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm và mang lại giá trị cho người dùng.
Robot cũng có mặt hạn chế là nó có thể dễ dàng đọc và xử lý các nội dung văn bản (text), nhưng lại gặp khó khăn khi đọc nội dung văn bản flash, hình ảnh và các nội dung được tạo bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript. Chúng ta cần đảm bảo sự cân bằng giữa nội dung text và các nội dung khác. Nếu quá nhiều nội dung text có thể sẽ làm cho người đọc nhàm chán và không muốn tiếp tục xem.
Trong một trang web cần đủ hai phần tách biệt:
WEB Là phần hiển thị để người dùng nhìn thấy bao gồm hình ảnh màu sắc phải bắt mắt và hấp dẫn người xem.
HTML Dành cho Robot và người lập trình. Phần này người dùng không nhìn thấy tuy nhiên là phần được dùng để tạo ra trang web. Trong HTML có các thành phần như:
HEAD: Là phần không nhìn thấy, nhưng quyết định việc xuất hiện của BODY.
BODY: Đa phần người dùng nhìn thấy trên trình duyệt.
Lưu ý Robot đọc nội dung HTML từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Những nội dung được xử lý trước sẽ quan trọng và có giá trị hơn nội dung được đọc sau.
Và điều đơn giản là Google xem xếp thứ hạng trên web chủ yếu dựa vào nội dung mà người dùng nhìn thấy, việc lạm dụng nội dung ẩn sẽ không có lợi cho SEO, và nó sẽ khiến website của chúng ta bị tụt hạng.
Một SEO Master đích thực sẽ thường xuyên cập nhật các thay đổi của thuật toán của Google và thiết lập nhằm tối ưu từng yếu tố trên trang web.
Chúng ta cùng tham khảo thêm cách sử dụng các thẻ trong HTML
Thẻ tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất. Dùng mô tả chủ đề của bài viết. Chiều dài tối ưu cho tiêu đề nằm trong khoảng từ 10 đến 70 ký tự và phải chứa từ khóa.
Chúng ta có thể sử dụng ký tự “,” hoặc “,” để ngăn cách các từ khóa.
Cách viết thẻ tiêu đề trong HTML
<title> Tiêu đề trang web </title>
❶ Dòng tiêu đề trên trình duyệt web
❷ Dòng tiêu đề trên kết quả tìm kiếm
❸ Dòng Anchor text khi chia sẻ lên mạng xã hội.
Ví dụ: <title> Cách tối ưu trang web </title>
Chúng ta có thể hiểu từ khoá là con đường thì tiêu đề chính là tên của cửa hàng, là biển quảng cáo. Nó quyết định việc khách hàng bước vào cửa hàng của chúng ta hay không phục thuộc rất nhiều và biển quảng cáo. Nếu họ đi qua con đường đó và không thấy tên cửa hàng phù hợp với điều họ đang tìm kiếm thì liệu họ có vào cửa hàng đó hay không?
Thẻ mô tả (Meta Description) dùng để chúng ta giới thiệu ngắn gọn nội dung trang web. Nội dung mô tả được Google sử dụng để hiển thị trong các kết quả tìm kiếm. Nó không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng trang web. Tuy nhiên nó là yếu tố chủ chốt để chuyển hóa người tìm kiếm ghé thăm trang web của bạn.
Vị trí của thẻ Meta Description nằm ở trong phần <head> của nội dung trong HTML, thường đặt sau thẻ <title>
Ví dụ
<head>
<title> Tiêu đề trang web </title>
<META name= “description” content= “mô tả trang web, chứa từ khóa, 100 - 160 ký tự”/>
</head>
Chúng ta có tới 160 ký tự để viết một nội dung mô tả thật chất lượng, chứa từ quá, chúng ta hãy viết ngắn gọn, súc tích, mô tả đầy đủ và hấp dẫn người dùng để họ bấm vào trang web của bạn và nên để ý đến vị trí của từ khóa: Từ khoá càng gần bên trái thì mức độ quan trọng càng cao. Nếu chúng ta mô tả quá dài thì phần nội dung vượt quá giới hạn 160 ký tự sẽ không được xử lý và không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Lưu ý: Mô tả vừa đủ, tạo sự tò mò cho người đọc, đừng viết dài quá,...
Tại sao mô tả phải chứa từ khoá?
Khi từ khoá hiển thị trong kết quả tìm kiếm, thì từ khóa sẽ được bồi đắp. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của người dùng. Tôi thường sử dụng lặp lại từ khoá từ 2 đến 3 lần trong mô tả và là những từ khoá được “gõ dấu” để người dùng dễ đọc. Tuy nhiên Google đều hiểu các từ khóa có dấu và không dấu.
Lưu ý: Các trang web phải có tiêu đề và mô tả khác nhau.
Nếu trang web của bạn không có mô tả thì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động trích một đoạn văn bản mà nó cho là phù hợp nhất (chứa từ khóa). Tuy nhiên nó sẽ không thể mô tả chính xác những gì chúng ta cần. Chỉ có bạn mới hiểu được khách hàng của mình muốn gì và làm thế nào để kích thích sự tò mò của họ. Vì vậy bạn nên viết mô tả bằng chính suy nghĩ của mình thay vì để tự động. Hãy tạo ra các giá trị riêng cho trang web của mình, và luôn luôn học hỏi, sáng tạo nhằm tạo hứng thú không bị lặp đi lặp lại nhàm chán. Điều đáng lưu ý nhất là hãy tạo nhiều sự quan tâm và tò mò cho người xem.
Mô tả được xem là “biểu quảng cáo” để đón khách từ các công cụ tìm kiếm đi vào website của bạn. Mô tả càng hấp dẫn thì tỷ lệ bấm vào trang web của bạn càng cao. Tỷ lệ bấm vào trang còn gọi là CTR - Click Through Rate.
Ví dụ: Mỗi ngày có 100 lượt tìm kiếm từ khóa Workonlinevn. Nếu có 10 người bấm vào trang web của bạn thì CTR là 10%. Bạn có thể xem được thông số này trong Khi đã đăng ký tài khoản
Trong SEO, khi có được thứ hạng cao là chưa đủ. Điều quan trọng là có bao nhiêu người vào xem website của bạn. CTR càng lớn bạn càng có nhiều khách hàng, đồng thời Google hiểu rằng người dùng thích trang web của bạn, nhờ đó mà thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm sẽ càng cao.
Làm cách nào để tăng CTR?
Đó là tạo biển quảng cáo (tiêu đề, mô tả)... hấp dẫn, đáp ứng đúng tiêu chí, từ khoá khách hàng đang tìm. Mình thường kiểm tra và chỉnh sửa lại tiêu đề và mô tả mỗi tháng một lần.
Làm thế nào để kiểm tra nhanh nội dung mô tả?
Cách 01 Khi bạn đang truy cập trang web trên trình duyệt, bạn hãy bấm nút CTRL + U để xem mã nguồn HTML, tìm đến dòng có chữ “Description”. Đây là cách áp dụng cho lập trình viên.
Cách 02 Sử dụng công cụ SEOQuake. Bạn hãy Addon công cụ vào trình duyệt.
Chúng ta tạm dừng ở đây bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn ở phần tiếp theo.