CẨN TRỌNG VỚI NHỮNG ĐIỀU BẠN NÓI VÀ HÃY LUÔN NÓI SỰ THẬT
Nói sự thật
Không đơn thuần chỉ là chuẩn mực tương tác xã hội. Khi bạn nói sự thật như một lời cam kết cho sự phát triển cá nhân, bạn đang hướng bản thân với một nguồn năng lượng vô biên. Khi bạn bày tỏ cảm xúc của bản thân hãy chia sẻ những trải nghiệm riêng, bạn đang nói sự thật. Khi bạn rêu rao một lời đồn thổi, chẳng có gì chắc chắn bạn đang nói sự thật. Ngôn từ có một sức mạnh đáng kinh ngạc, Bạn nên tỉnh táo để ngôn từ của mình giúp ích cho người khác.
Hãy thành thật chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, câu chuyện bạn sẽ kể mang bạn tới gần mọi người hơn. Việc xích lại gần nhau hơn đã minh chứng rõ ràng cho thấy chúng ta yêu sự chân thành một cách bản năng. Thật tuyệt vời khi được ở cạnh một người luôn nói “tôi muốn nói thật lòng những gì tôi cảm thấy.” Những mối quan hệ có thể thay đổi đáng ngạc nhiên khi một người bộc bạch chân thành và hãy lộ cảm xúc thực sự bên trong họ.
Cẩn trọng với những điều bạn nói
Khi khả năng kiểm soát lời nói của bạn khá dần lên, mỗi lần bạn nói sự thật, bạn sẽ nhận ra bản thân mình đang tốt hơn lên, các mối quan hệ với mọi người xung quanh cũng được cải thiện. Mọi người sẽ nhìn nhận bạn là con người của sự chính trực mà họ có thể đặt lòng tin. Nhận được lòng tin và sự tôn trọng của mọi người, bạn cũng sẽ dễ dàng tin tưởng và tôn trọng họ hơn, những trải nghiệm cuộc sống của bạn cũng ngày càng chất lượng hơn. Nói sự thật là lẽ thường tình từ xưa tới nay, sức mạnh của nó đã được biết tới suốt hàng ngàn năm qua. Khi bạn hướng tới sự thật, lòng tự trọng của bạn sẽ lớn lên, bạn cũng sẽ cảm thấy sự tôn trọng luôn được gửi gắm trong cách mọi người kết nối với bạn.
Khi bạn thổi phồng sự việc, bạn đang không nói sự thật. Khi bạn thêm mắm dặm muối vào những phát ngôn của mình, bạn đang cung cấp thông tin sai lệch. Mọi người thường bào chữa đó chỉ là “lời nói dối vô hại” mà không nhận ra bản thân đang không nói sự thật.
Chúng ta hoàn toàn có thể nói thật thay vì một lời nói dối trắng trợn mà vẫn không làm ảnh hưởng tới cảm xúc của người khác. Ví dụ, bạn nói “gương mặt của ấy khiến cả đồng hồ cũng ngừng quay” hoặc “gương mặt của cô ấy khiến thời gian như dừng lại.” có nên không?...
Đừng là một kẻ ba hoa
Chúng ta thường gắn mác “ba hoa” cho những người hay thêm thắt, thổi phồng sự thật tới mức thành lời nói dối trắng trợn, độ đáng tin cậy của những người này cũng bị hủy hoại không thể cứu vãn nổi. Nếu bạn là kiểu người này, hãy chấp nhận rằng bạn đang tự làm giảm sức mạnh bản thân một cách nghiêm trọng. Nực cười thay, cách hành xử này thường bị mọi người áp dụng khi muốn gây ấn tượng tốt đẹp hơn với những người xung quanh. Trong khi thực tế, những lời “ba hoa” đó chẳng những không giúp người nói tạo nên ấn tượng tốt đẹp mà còn làm hình ảnh của họ xấu đi trong mắt người nghe. Bạn có thể giúp mình thành thực hơn bằng cách hỏi người đang ba hoa “thông tin đó có chính xác hay không?”
Hãy hành động ngay! Tôi xin phép gợi ý một hành động đơn giản nhưng có thể giúp bạn biết chắc mình đang nói sự thật: đặt mục tiêu kiểm soát lời nói. Khi bạn nhận thấy mình không nói sự thật, hãy tự nhắc nhở bản thân không đi lệch con đường sức mạnh ban đầu. Nếu có thể, hãy dứt khoát sửa lại những điều bạn nói, chẳng hạn: “thực ra không hẳn như vậy, mà là…” Mọi người sẽ dành cho bạn nhiều sự tôn trọng hơn bởi họ thấy bạn đang cam kết đứng về phía sự thật.
Thay vì thỏa hiệp với lòng chính trực, nói ra sự thật giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Lòng tự trọng của bạn sẽ được nâng lên cao khi bạn nhận ra mọi người biết bạn luôn nói sự thật.